Nhổ răng là biện pháp được áp dụng cho những chiếc răng bị hư tổn khi không có giải pháp bảo tồn. Mặc dù kỹ thuật nhổ răng không quá khó, nhưng nếu thực hiện không đúng cách có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm và làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Một trong những biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. Vậy làm thế nào để biết đang bị nhiễm trùng, cách xử lý và phòng tránh như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
- Nhiễm trùng sau nhổ răng khôn là như thế nào?
- 8 dấu hiệu nhiễm trùng khi nhổ răng khôn thường gặp
- Nguyên nhân gây nên nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
- Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn gây hậu quả như thế nào?
- Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn phải làm sao?
- Cách phòng ngừa nhiễm trùng sau nhổ răng
- Nhổ răng khôn an toàn tại nha khoa Thúy Đức
Nhiễm trùng sau nhổ răng khôn là như thế nào?
Răng khôn là chiếc răng dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng nhất sau khi nhổ bỏ. Bởi nó nằm ở vị trí sâu trong hàm khó thực hiện và có những hình dáng, tư thế khó xử lý. Chính vì vậy nhiễm trùng sau nhổ răng không phải tình trạng hiếm gặp. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc vệ sinh không đảm bảo hoặc xảy ra sai sót trong quá trình nhổ răng.
Nhiễm trùng là biến chứng có thể gây nên hậu quả nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng và gây nên hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng xoang hàm, hoại tử sàn miệng, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng,… thậm chí nặng có thể dẫn tới tử vong.
8 dấu hiệu nhiễm trùng khi nhổ răng khôn thường gặp
Bị sốt sau khi nhổ răng khôn
Với những người có cơ địa yếu thì bị sốt sau khi nhổ răng khôn rất thường gặp. Tuy nhiên tình trạng sốt chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày sau khi nhổ răng. Còn với những trường hợp không hết sốt sau một tuần thì cần tới gặp bác sĩ ngay để kiểm tra. Điều này có thể do chân răng bị nhiễm trùng còn sót lại.
Vết thương bị chảy máu nặng sau khi phẫu thuật
Trong quá trình nhổ răng nếu gây tổn thương tới mạch máu và nướu ở niêm mạc sẽ làm cho máu chảy không ngừng. Máu sẽ chảy bắt đầu từ màng xương xuống tới răng. Thông thường vết thương sau khi nhổ răng chỉ chảy máu tối đa 60 phút sau đó tự đông máu. Nếu như máu vẫn tiếp tục chảy không ngừng, thậm chí kéo dài từ 1-2 ngày thì đây rất có thể chính là dấu hiệu bị nhiễm trùng sau nhổ răng.
Nướu xung quanh vị trí nhổ răng bị sưng tấy
Trong quá trình nhổ răng bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê để làm giảm cảm giác đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Sau khoảng 2-3 giờ khi thuốc tê đã hết tác dụng, cảm giác đau nhức sẽ quay trở lại và kéo dài khoảng 1-2 ngày. Cùng với đó là biểu hiện bị sưng má, sưng mặt.
Trong một số trường hợp, việc đau nhức kéo dài có thể là dấu hiệu cho thấy bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. Trong khi nhổ răng, nướu phải chịu nhiều tác động cơ học. Điều này làm cho phần nướu xung quanh vết nhổ bị sưng tấy. Thậm chí người bệnh có thể sẽ bị phù nề ở một bên mặt, kèm theo đó là cảm giác đau nhức kéo dài. Nếu không được khắc phục kịp thời sẽ làm nướu bị biến chứng và gây nhiễm trùng nặng.
Xuất hiện mủ tại khu vực nhổ răng khôn
Mảnh vụn thức ăn rất dễ mắc kẹt tại vị trí mới nhổ răng khôn nếu không được vệ sinh kỹ càng. Lâu ngày sẽ tạo điều kiện giúp vi khuẩn phát triển thuận lợi. Điều này dẫn tới nhiễm trùng và khiến vết thương bị sưng to, mưng mủ.
Hơi thở có mùi hôi
Trên thực tế việc nhổ răng khôn không gây ra tình trạng hôi miệng. Tuy nhiên có một vài trường hợp sau khi nhổ răng khôn xong bị hôi miệng. Nguyên nhân là do quá trình chăm sóc và vệ sinh không đúng cách. Đặc biệt nếu hôi miệng đi kèm với đau, có mủ, sưng chính là những dấu hiệu báo hiệu nhổ răng khôn bị nhiễm trùng.
Bị ê buốt sau nhổ răng khôn một tuần
Mặc dù đau nhức sau khi nhổ răng khôn là điều thường gặp tuy nhiên thông thường cảm giác ê buốt chỉ kéo dài từ 1 – 3 ngày nếu chăm sóc đúng cách. Trong trường hợp bị ê buốt kéo dài một tuần thì đây chính là dấu hiệu cho thấy nướu ở chân răng khôn bị viêm. Bạn cần tới gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời tránh lây lan sang phần nướu khác.
Đóng mở miệng khó khăn, có cảm giác đau
Tình trạng đau nhức bị chuyển biến nặng sẽ khiến người bệnh có cảm giác đóng mở miệng khó khăn. Đây là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng ổ răng. Nguyên nhân do quá trình vệ sinh sau khi nhổ răng khôn không đảm bảo
Khó thở, khó nuốt
Việc nhổ răng không đúng cách có thể gây ra trật khớp nhai. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy khó chịu: khó ăn, khó nuốt, tức ngực, khó thở,… Ngoài ra cũng có một số trường hợp đặc biệt bị dị ứng với các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nhổ răng khôn làm ảnh hưởng tới khoang miệng
Nguyên nhân gây nên nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Có 2 yếu tố chính gây nên nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn đó là do quá trình thực hiện bị sai sót và việc vệ sinh sau khi nhổ không đúng cách. Cụ thể như sau:
- Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng chưa đúng khiến thức ăn mắc lại trong lỗ nhổ răng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành, vết thương bị nhiễm khuẩn nặng hơn.
- Hút thuốc lá sau khi nhổ răng gây nhiễm trùng ổ răng. Khói thuốc lá tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở gây viêm nhiễm.
- Dụng cụ nhổ răng tại nha khoa chưa được sát trùng kỹ từ đó khiến vi khuẩn phát triển và tấn công vết thương.
- Tay nghề của bác sĩ thực hiện chưa cao
- Răng cần nhổ nằm ở vị trí khó làm cho quá trình nhổ gây ảnh hưởng tới xương hàm và nướu răng. Đây cũng là cơ hội khiến vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng vết thương.
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn gây hậu quả như thế nào?
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy vậy vẫn có rất nhiều người để đến khi vết nhiễm trùng bị nặng mới đi khám. Lúc này vi khuẩn đã tấn công lan sang răng khác. Chúng sẽ bắt đầu lây lan từ chân răng ra mô mềm sau đó tiến dần tới xương hàm. Nếu vẫn tiếp tục không được điều trị, răng mang bệnh này có thể sẽ bị hỏng vĩnh viễn và dẫn tới mất răng.
Nhiễm trùng ở răng khôn hàm trên để lâu ngày sẽ dẫn tới nhiễm trùng xoang hàm bởi xoang hàm có liên quan tới răng hàm trên. Chính vì thế vi khuẩn dễ gây hại vào đây. Đây là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới cả các cơ quan khác trên cơ thể ngoài răng.
Bên cạnh đó vi khuẩn lây lan rất nhanh theo đường chân răng tới các vùng khác trong khoang miệng. Tình trạng này để lâu gây ra các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não,… có nguy cơ tử vong rất cao.
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn phải làm sao?
Để điều trị tình trạng bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Sử dụng túi lạnh chườm bên ngoài má ở vị trí nhổ răng để giảm đau
- Súc miệng với dung dịch sát khuẩn, vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
- Lên kế hoạch ăn uống lành mạnh, trong thời gian đầu ưu tiên các loại thực phẩm mềm và dễ nuốt
- Sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ
- Tới nha khoa để được kiểm tra lại và điều trị kịp thời
Cách phòng ngừa nhiễm trùng sau nhổ răng
Vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ
Vệ sinh đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chăm sóc các bệnh lý răng miệng. Việc vệ sinh răng miệng kém sẽ rất dễ khiến vết thương bị tấn công bởi vi khuẩn. Bạn làm làm theo đúng quy trình đã được hướng dẫn. Đánh răng ngày 2 lần sau khi ăn xong, chải răng nhẹ nhàng không quá mạnh. Ngoài ra bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng với nước muối sau khi nhổ răng vài ngày để sát khuẩn vết thương.
Có chế độ ăn uống hợp lý
Sau khi nhổ răng khôn, vết thương chưa lành sẽ rất dễ bị tổn thương. Do đó bạn cần lựa chọn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như sữa, sinh tố, cháo, súp để giảm lực nhai không làm ảnh hưởng tới vết thương. Bên cạnh đó bổ sung thêm các loại vitamin từ trái cây, rau củ,… để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Lưu ý không ăn đồ ăn quá cứng, quá cay, nóng, lạnh bởi những loại thức ăn này gây ảnh hưởng tới vết thương, làm tăng nguy cơ bị sưng, viêm chảy máu. Từ đó thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.
Sau khi các vết sưng đau giảm thì bạn có thể trở lại chế độ ăn uống như bình thường. Tuy nhiên vẫn cần tránh không được nhai hay cắn vào chỗ vết thương. Đặc biệt kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu bia và không hút thuốc sau khi nhổ răng.
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Thông thường sau khi nhổ răng khôn xong, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm sưng giảm đau. Bạn cần tuân theo đúng chỉ định dùng thuốc. Không được bỏ thuốc giữa chừng khi thấy vết sưng giảm đau mà phải uống hết liều. Ngoài ra khi thấy dấu hiệu nhiễm trùng cần trao đổi ngay với bác sĩ điều trị để kịp thời xử lý.
Lựa chọn nha khoa nhổ răng khôn uy tín
Bác sĩ là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của ca nhổ răng khôn. Bác sĩ cần có kinh nghiệm lâu năm để xử lý được nhiều ca nhổ khác nhau nhằm đạt được kết quả điểu trị tốt nhất. Chính vì vậy trước khi nhổ răng khôn bạn cần tìm hiểu các nguồn thông tin đáng tin cậy về địa chỉ nha khoa uy tín.
Bên cạnh đó cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cũng là điểm đáng chú ý khi lựa chọn một nha khoa. Thiết bị tân tiến, công nghệ cao sẽ giúp cho việc xác định vị trí và xử lý răng khôn được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
Ngoài ra môi trường khép kín, vô trùng cũng là yêu cầu phải có đối với các nha khoa trong quá trình điều trị. Các dụng cụ cần được khử khuẩn và tiệt dùng bằng dung dịch chuyên dụng để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
Nhổ răng khôn an toàn tại nha khoa Thúy Đức
- Đội ngũ bác sĩ đều tốt nghiệp từ trường đại học Y Hà Nội. Đặc biệt có Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn có trên 10 năm kinh nghiệm sẽ giúp nhổ răng khôn an toàn, nhanh chóng, nhanh lành vết thương.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, trang thiết bị máy móc đời mới, tiên tiến nhất trên thế giới: máy chụp X-quang Vatech Pax-i, giúp hỗ trợ các bác sĩ xác định được đúng vị trí răng khôn từ đó hỗ trợ quá trình nhổ đạt kết quả tốt nhất.
- Nha khoa sử dụng máy nhổ răng khôn bằng máy siêu âm piezotome giảm sưng đau, an toàn, hạn chế tối đa xâm lấn.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề nhổ răng khôn, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page